Ai Là Người Phát Minh Ra Máy Photocopy?

Hoạt động: Thứ 2 - Thứ 7:  8h00 - 18h00
CÔNG TY TNHH TM DV KT ĐẠI DƯƠNG

Địa chỉ: 10A Đường Số 10, P. Tam Bình, Tp Thủ Đức, HCM

097 879 0167 daiduong.ocean79@gmail.com

Ai Là Người Phát Minh Ra Máy Photocopy?

Ngày đăng: 9 tháng trước

    Từ quan sát với công việc của những người đánh máy chữ, ông đã nhận thấy họ chỉ có thể đánh từng chữ. Vậy tại sao không thể cho toàn bộ những con chữ ấy cùng một lúc, ông đã nhanh chóng bắt tay vào mày mò, thử nghiệm, ông chính là Chester Carlson – người trả lời cho câu hỏi Ai phát minh ra máy photocopy.

     

    Ông đã suy nghĩ, để có thể thực hiện in toàn bộ chữ trên tờ giấy cùng một lúc, cần phải để toàn bộ mực in trên giấy và chỉ có thể là điện năng mới có thể hỗ trợ tốt nhất công việc này. Sau nhiều lần mày mò thử nghiệm trên các loại giấy khác nhau cho kết quả bước đầu nhưng chưa thật ưng ý, ông dựa trên nguyên lý tĩnh điện đã lên ý tưởng sáng chế ra một thiết bị có thể sao lại cả chữ lẫn hình ảnh.

     

    Trải qua một thời gian dài mày mò chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, Carlson cũng có trong tay bản ý tưởng thiết kế cho chiếc máy có thể thực hiện sao cả chữ và hình này. Thế nhưng, con đường từ lý thuyết đến thực tiễn chẳng hề đơn giản. Nó khiến ông phải ôm đống tài liệu đó đi gõ cửa khắp nơi nhưng chẳng công ty nào tin tưởng vào ông và tương lai của ý tưởng ông trình bày, họ không đồng ý đầu tư tiền sáng chế cho ông.

     

     

    BƯỚC ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA NHÀ PHÁT MINH RA MÁY PHOTOCOPY
    Thế nhưng Carlson chẳng lùi bước, ông dành hết tiền ki cóp cộng với mượn của bạn bè quyết tâm tự sáng chế ra chiếc máy mình ấp ủ. Ông đã phải vất vả cực nhọc và thậm chí phải tìm thêm người giúp việc hỗ trợ để hoàn thành cố máy.

     

    Thành quả bước đầu của ông đã được đền đáp với cỗ máy sao chụp ra đời vào mùa đông năm 1938 với cái tên Actoria 10.22.38. Chiếc máy khá bề thế, đồ sộ và phải mất 4 phút mới in được 1 trang giấy và thành phẩm cho ra bản sao vẫn khá mờ mịt nhưng dù sao nó cũng được đánh giá là một kiểu cách in rất mới, ông gọi đó là in khô.

     

    Carlson đăng ký bản quyền cho chiếc máy với bản chụp đầu tiên, thế nhưng cũng chẳng hề dễ dàng, 20 công ty đã từ chối sản phẩm của ông. Phải sau hơn 10 năm, vào năm 1949, công ty Haloid đã đồng ý hợp tác và cho sản xuất máy photocopy của Carlson. Ban đầu máy này tiêu thụ khá chậm vì chất lượng chưa tốt, bản in chậm và chưa nét. Carlson đã hoàn thiện nó nhờ sự hợp tác với kỹ sư P.Calack, nhờ đó máy được cải tiến gọn nhẹ, tốc độ cũng cải thiện nhanh chóng, 1 phút hoàn thiện 150 bản in, chất lượng in cũng sắc nét.

     

    * Kết luận:

    Nhờ những tính năng nổi trội, ưu việt nên dòng máy photocopy ngày càng chứng minh được sự hữu dụng và cần thiết của mình, sản phẩm bán chạy trên toàn thế giới và nó trở thành một thiết bị văn phòng không thể thiếu trong các cơ quan, doanh nghiệp hiện nay.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline